Những gen Z khiếm thị tình nguyện dạy ứng dụng các phần mềm trên máy tính
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo.Shark Liên - vị ‘Cá Mập’ hết lòng với sự phát triển của người Việt trẻ
Sáng 17.1, TAND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phiên phúc thẩm xét xử vụ "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là bà Hồ Thị Thùy Dương (48 tuổi, ngụ TP.Cam Ranh) và bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) do có kháng cáo của ngân hàng này.Tại phần xét hỏi, phía nguyên đơn, ông Lê Quang Vinh (chồng bà Dương), tham dự phiên tòa, xác nhận số tiền thiệt hại là 46,9 tỉ đồng. Ông khẳng định bản án sơ thẩm được tuyên chuẩn xác, hợp lý.Trong khi đó, đại diện Sacombank đề nghị tòa chuyển hồ sơ vụ án sang cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Nguyễn Thị Thanh Hà, cựu phó Phòng giao dịch Sacombank chi nhánh Cam Ranh và bà Dương trong việc cấu kết với nhau để chiếm đoạt 46,9 tỉ đồng là tài sản của ngân hàng.Luật sư Mai Thị Thảo (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Dương) không đồng ý với quan điểm nêu trên của Sacombank. Vị luật sư đề nghị HĐXX phúc thẩm tiếp tục giải quyết vụ án này với lý do quá trình giải quyết vụ án, phía Sacombank có văn bản gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan Cảnh sát điều tra thông báo không thụ lý đơn của Sacombank (trong văn bản gửi đến TAND tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11.2024).Quá trình xét hỏi, đại diện Viện KSND tỉnh Khánh Hòa nêu ý kiến về 2 giao dịch phát sinh thời điểm chủ tài khoản đang đi du lịch ở Phú Quốc, cần phải chuyển sang Cơ quan Cảnh sát điều tra xem xét trách nhiệm hình sự của các cá nhân liên quan.Sau khi nghe ý kiến của các bên, HĐXX phúc thẩm hội ý và nhận định cần xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ là lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh Hà để làm rõ hơn về 12 giao dịch mà nguyên đơn khởi kiện.Do đó, HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa cấp phúc thẩm để xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án. Thời gian mở lại phiên xét xử phúc thẩm sẽ được tòa phát thông báo tới nguyên đơn và bị đơn.Trước đó, ngày 15.1, TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nêu trên. Sau phần xét hỏi, vì lý do khách quan nên phiên tòa tiếp tục diễn ra vào ngày hôm nay (17.1).Tháng 7.2024, xét xử sơ thẩm, TAND TP.Cam Ranh tuyên bà Hồ Thị Thùy Dương thắng kiện Sacombank. Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc Sacombank trả cho nguyên đơn 26,9 tỉ đồng (trước đó ngân hàng đã tạm chi trả 20 tỉ đồng), đồng thời phải chi trả cho bà Dương hơn 7 tỉ đồng tiền lãi, bồi thường hơn 2,3 tỉ đồng và trả 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ngân hàng này đang giữ của vợ chồng bà.Tuy nhiên, Sacombank có đơn kháng cáo lại toàn bộ bản án sơ thẩm, cho rằng bản án sơ thẩm đã đánh giá không khách quan các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình.
Kỷ luật nhiều cán bộ để xây nhà không phép
Lãnh đạo PGBank chia sẻ, đây là lời khẳng định sự thành công mà PGBank hướng tới không chỉ gói gọn cho bản thân ngân hàng, các khách hàng và đối tác, mà hơn hết, còn là khát vọng xây dựng một Việt Nam giàu mạnh.
"Châu Âu phải chấp nhận thách thức này, cuộc chạy đua vũ trang này. Và phải giành chiến thắng", Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu khi ông đến hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) ngày 6.3. "Châu Âu thực sự có khả năng giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự, tài chính, kinh tế nào với Nga - chúng ta mạnh hơn", ông Tusk nhấn mạnh."Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine", chủ tọa cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa, phát biểu khi ông và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nồng nhiệt chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Khi đến dự hội nghị thượng đỉnh EU ngày 6.3, bà der Leyen viết trên mạng xã hội X rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết.Tuy nhiên, nhiều thập niên phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, sự khác biệt về tài chính và cách thức sử dụng năng lực răn đe hạt nhân của Pháp cho châu Âu đã cho thấy EU sẽ khó khăn như thế nào để lấp đầy khoảng trống mà Washington để lại sau khi Mỹ đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine, theo Reuters.Theo NATO, Washington đã cung cấp hơn 40% viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái, trong đó có một số viện trợ châu Âu không thể dễ dàng thay thế. Một số nhà lãnh đạo EU vẫn hy vọng rằng Washington có thể được thuyết phục quay trở lại, theo Reuters.Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 6.3 nhắc lại cam kết của ông là sẽ mở một cuộc tranh luận về việc mở rộng ô dù hạt nhân của Pháp cho các nước châu Âu khác, nhưng ông nhấn mạnh quyết định cuối cùng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ vẫn nằm trong tay tổng thống nước này, theo Đài Sky News. "Tôi muốn tin rằng Mỹ sẽ vẫn ở phía chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải sẵn sàng nếu Mỹ không còn ở bên chúng ta nữa".Cam kết trên của ông Macron đã nhận phải những phản ứng trái chiều. Tổng thống Gitanas Nauseda của Litva nói rằng "chiếc ô hạt nhân như thế sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm túc đối với Nga". Phía Ba Lan thì nói rằng ý tưởng này đáng để thảo luận trong khi những nước khác, như Đức, nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ Mỹ tham gia.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình và Mỹ sẽ không bảo vệ một đồng minh NATO không chi đủ tiền cho quốc phòng.
Cơ khí nội có chớp được 'cơ hội vàng' hơn 100 tỉ USD đầu tư đường sắt?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP chứng khoán Hải Phòng (mã chứng khoán HAC). Cụ thể, Công ty chứng khoán Hải Phòng bị phạt 187,5 triệu đồng do không thực hiện quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty thực hiện chuyển tiền từ tài khoản thanh toán khác của công ty sang tài khoản chuyên dụng và ngược lại với các bút toán cho vay, thu nợ ký quỹ, ứng trước, gửi tiết kiệm, thu phí.Đồng thời, HAC bị phạt 275 triệu đồng khi thực hiện cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng dù chưa được Ủy ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Bên cạnh đó, công ty này còn bị phạt 92,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về hạn mức cho vay giao dịch ký quỹ. Tại một số thời điểm trong năm 2022 và 2023, HAC thực hiện cho vay giao dịch ký quỹ đối với một số khách hàng vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty.Ngoài ra, Công ty chứng khoán Hải Phòng còn bị phạt 92,5 triệu đồng đối với hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định. Đó là công ty chưa thực hiện công bố thông tin trên trang thông tin điện tử (website) cùng hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với hai Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua giao dịch giữa công ty với ông Vũ Xuân Cường (người có liên quan của người nội bộ công ty) với giá trị từ 10% trở lên trên tổng tài sản của công ty.Tổng cộng, Công ty chứng khoán Hải Phòng bị xử phạt số tiền 647,5 triệu đồng đối với những hành vi vi phạm kể trên. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, công ty đạt lợi nhuận sau thuế gần 7 tỉ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ năm 2023.